Cần hiểu rõ về loài kiến để tìm ra cách diệt kiến hiệu quả nhất

Kiến là loài côn trùng có mặt khắp mọi nơi, làm thế nào để diệt kiến một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo vệ sinh và không độc hại? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn về loài kiến.

Kiến – loài côn trùng không mời mà đến, luôn ẩn náu mọi nơi và gấy nhiều phiền toái cho chúng ta, chúng có thể phá hoại cây trồng, cắn vật nuôi hoặc gây ra nhiều tác hại khác. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể diệt kiến mà không phải mất quá nhiều thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn? Để làm được điều đó, điều đầu tiên bạn phải biết đó là những đặc điểm tập tính của từng loại kiến để lựa chọn phương pháp diệt kiến hiệu quả.

Kiến – loại côn trùng có mặt khắp mọi nơi
Kiến – loại côn trùng có mặt khắp mọi nơi

Sơ lược về loài kiến

Kiến – loài công trùng có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Người ta thống kê được rằng trên toàn thế giới có khoảng 12.500 loài kiến, chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Kiến vốn được xem là một xã hội loài người thu nhỏ, một chiếc tổ có thể là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến. Và mỗi tập đoàn kiến thường hùng cứ cả 1 khu vực đất rộng lớn. Tuy có hàng triệu cá thể nhưng tổ kiến giống như 1 tổ chức cá nhân với nhiều cơ chế vận hành riêng biệt, tất cả hợp thành 1 thể thống nhất.

Kiến có thể được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất của chúng ta. Chỉ riêng có 1 số nơi do khí hậu quá khắc nghiệt nên không có sự xuất hiện của kiến là ở vùng Nam Cực, Iceland, Polynesia, Hawaii, …

Tập tính và đặc điểm sinh thái của loài kiến

Có một chất hóa học đặc biệt giúp kiến liên hệ với nhau gọi là pheromone. Bộ râu dài của kiến có chức năng giống với nhiều loại côn trùng khác như định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn. Cặp râu cũng là nơi thu thập thông tin về môi trường ngoài cho kiến.

Khi di chuyển, kiến tiết ra pheromone trên đường đi giúp các con kiến khác trong đàn tìm được đường và lần theo. Trên đường đi nếu dấu vết bị cắt khúc, kiến sẽ hủ động tìm ra một con đường mới dẫn đến vị trí của thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ lại đánh dấu vết trên con đường này để các cá thể kiến khác lần theo. Có một điểm thú vị là vị trí của tổ kiến được xác định dựa trên trí nhớ về địa hình và hướng của mặt trời.

Pheromone còn đặc biệt quan trọng trong mùa sinh sản, pheromone tiết ra giúp kiến chúa thu hút các con đực.

Một công dụng khác của pheromone là cảnh báo. Khi một các thể kiến bị thương nặng trong quá trình bảo vệ tổ sẽ tiết ra chất pheromone có nồng độ cao hơn bình thường để làm tín hiệu cảnh báo cho các cá thể khác nhận ra kẻ thù mà chúng đang đối mặt vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt ở một số loài kiến khác, pheromone còn được dùng như một chất gây nhiễu khiến kẻ thù tự quay sang tiệt diệt lẫn nhau.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của một các thể kiến nào đó cũng có thể được nhận biết bởi pheromone còn lưu lại trên thức ăn.

Tự vệ và bảo vệ tổ

Kiến dùng lợi thế của mình là đôi hàm chắc khỏe để tấn công kẻ thù, hòng tự vệ và bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm.
Ngoài việc dùng đôi hàm chắc khỏe, nhiều loài kiến còn có khả năng tiêm chất độc thông qua vòi chích hay vết cắn.

Ngoài tự vệ, kiến có một nghĩa vụ khác là bảo vệ tổ khỏi dịch bệnh lây nhiễm.

Một số con trong đàn sẽ được phân công dọn dẹp, giữ vệ sinh cho tổ, dọn dẹp cũng như mai táng xác những con kiến đã chết như đã nói ở trên.

Các loài kiến thường gặp

Kiến đen

Các loài kiến này được xem là sự phiền toái và tìm thức ăn trong nhà bếp, rác và phân chó, do đó có khả năng lây bệnh như bệnh khuẩn salmonella.

Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là tìm ra tổ và xử lý chúng.

Kiến lửa

Kiến thợ tìm kiếm các nguồn thức ăn là động vật chết, bao gồm côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo.

Tổ kiến có thể là một ụ đất cao đến 40 cm hay kế các vật trên mặt đất, chẳng hạn khúc gỗ.
Nếu bị chọc tức, các con kiến này phản ứng hung hăng và có thể chích rất đau, gây ra một vết mụn nhọt trong vòng 48 giờ sau.

Các con kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị, phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư từ trong ra ngoài.

Kiến lửa
Kiến lửa

Kiến ma

Thức ăn – trong nhà: các chất ngọt và chất nhớt; bên ngoài: côn trùng tiết dịch ngọt.

Xây tổ – trong nhà: các không gian nhỏ, hốc tường; bên ngoài: trong các chậu hoa, dưới các vật trên mặt đất, dưới vỏ cây lỏng lẻo.

Địa điểm – bị hấp dẫn bởi các khu vực có độ ẩm cao, có thể tìm thấy trong tủ bếp và tủ nhà tắm.
Các đàn kiến có thể sử dụng nhiều địa điểm để xây tổ.

Kiến hôi/ kiến riệng

Thức ăn – ăn hầu hết các thức ăn trong nhà, nhất là thực phẩm có đường, ví dụ bánh kẹo và trái cây như trái dưa. Ngoài ra còn ăn thức ăn của vật nuôi.

Địa điểm – bị hấp dẫn bởi độ ẩm. Trong các môi trường nóng và khô, có thể tìm thấy tổ kiến trong các cây trong nhà và ngay cả trên nắp toilet.

Mùi – tiết ra mùi dừa khi bị đè nát.
Số cá thể trong đàn – dao động từ 100-10.000 cá thể.

Kiến hôi/ kiến riệng
Kiến hôi/ kiến riệng

Kiến thợ mộc

Địa điểm – cả gỗ ướt và khô, nhưng nó thích gỗ ướt có thấm nước hơn.

Bên trong – khoét các đường lỗ có bề mặt mịn.

Bên ngoài – đôi khi cắn rỗng các phần của cây.

Thị lực – tìm thức ăn chủ yếu vào ban đêm, và vào đầu mùa xuân/hè chúng kiếm ăn cả ban ngày. Các dấu hiệu gồm có mùn cưa, gỗ ướt, hay các tiếng động bất thường phát ra từ các bức tường.

Thức ăn – thức ăn chủ yếu là dịch ngọt, ngoài ra còn ăn dịch cây, nước trái cây và xác côn trùng. Chúng không ăn gỗ. Trong nhà, chúng bị thu hút bởi chất ngọt, chất béo, dầu mỡ và thịt.

Tiếp xúc – Hiếm khi tiếp xúc với người, nhưng nếu chúng tiếp xúc với người, chúng sẽ cố trốn thoát. Chúng không biết chích.

Kiến và ảnh hưởng đến cuộc sống con người

Kiến đối với con người là loài vừa có hại, vừa có lợi. Kiến là loài hữu ích trong việc diệt con trùng phá hoại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng cũng gây ra nhiều phiền toái không nhỏ đến thức ăn và sinh hoạt của chúng ta.

Ngày nay, những biện pháp thông thường không thể giúp chúng ta kiểm soát hoàn toàn 100% được. Những biện pháp sinh học ra đời nhằm phục vụ nhu cầu phun thuốc diệt côn trùng.

Cần tìm sản phẩm diệt kiến hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường

Nếu bạn còn phân vân làm thế nào để diệt kiến an toàn thì hãy để PestMaster giúp bạn làm điều đó nhé. Với việc kết hợp phương pháp kiểm soát dịch hại tổng hợp (IPM) chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách những giải pháp triệt để, an toàn và hiệu quả nhất trong mọi vấn đề.

———————————————

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP

  • Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q. 1, TP. HCM
  • Điện thoại: 028.3837 4729
  • Hotline:
    • Anh Nhân   : 0903 619 921
    • Anh Hiệp    : 0913 916 457
    • Anh Thành : 0908 369 126
  • Email: info@pestmaster.vn
  • Website: https://dietcontrung.health.vn

———————————————-

Bài viết có thể bạn quan tâm: 15 cách đuổi kiến trong nhà đơn giản mà hiệu quả